anh header

Cụm công nghiệp Phương Nam, Uông Bí

cum-cong-nghiep-phuong-nam-2

Cụm công nghiệp Phương Nam, Uông Bí

Cụm công nghiệp Phương Nam thành phố Uông Bí là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí tại phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, được quy hoạch và chủ động xây dựng từ rất sớm, tới thời điểm hiện tại (11/2022) việc giải phóng mặt bằng đã hoàn tất 45% (28,18/62,65ha) và bắt đầu triển khai san lấp.

cum-cong-nghiep-phuong-nam-2

Cụm công nghiệp Phương Nam

Chủ đầu tư cụm công nghiệp Phương Nam

Theo quyết định của số 729/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 09/03/2021, cụm công nghiệp Phương Nam chính thức được thành lập và do chủ đầu tư là công Ty cổ Phần công Ngiệp Cẩm Thịnh.

Công ty CP Công nghiệp Cẩm Thịnh có địa chỉ tại Khu Trung tâm điều hành cụm công nghiệp Cẩm Thịnh, Phường Cẩm Thịnh, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và được quản lý bởi Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả – Vân Đồn – Cô Tô

Tổng quan cụm Công nghiệp Phương Nam

  • Diện tích: 62,65ha
  • Vốn đầu tư: 545 tỷ đồng.
  • Địa chỉ: phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Công nghiệp Cẩm Thịnh
  • Quy mô: 75% diện tích đất xây dựng nhà máy, xưởng, 25% diện tích đất còn lại xây dựng các công trình phụ trợ, đường giao thông, cây xanh, trung tâm điều hành, dịch vụ …

Cụm công nghiệp Phương Nam sẽ là bước đệm cho khu công nghiệp Phương Nam trong tương lai gần, kết hợp với những dự án sẵn có như đường 10 làn, đường Yên Tử kéo dài, QL 10 sẽ mang lại cho kinh tế, thị trường của khu vực phát triển, thời điểm tháng 11/2022 dự án đã giải phóng mặt bằng được 45% diện tích theo kế hoạch và bắt đầu triển khai san lấp mặt bằng để đảm bảo tiến độ.

cum-cong-nghiep-phuong-nam

Các tiện ích gần kề CCN Phương Nam

  • Đường đại lộ Tây Nam (đường 10 làn).
  • Đường Yên Tử kéo dài nối liền QL 18A (Đi Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang …)
  • Đường QL 10 (đi Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định …)
  • Trường học, trung tâm phường, dân cư đông đúc sẽ cung cấp nguồn nhân công đa dạng.
  • Cách trung tâm thành phố 8km, cách Hạ Long 45km.

ccn phương nam

Cụm công nghiệp Phương Nam được thành lập sẽ giúp thành phố Uông Bí và những khu lân cận bố trí các cơ sở công nghiệp, sản xuất chế biết nông/lâm/thủy sản, sản xuất và lắp ráp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng … theo hướng đồng bộ, liên kết ngành, ngoài ra CCN Phương Nam còn giúp thành phố di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, xây dựng gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

Bất động sản tại khu vực lân cận cũng như Uông Bí sẽ có cơ hội thu hút và tăng giá trong thời điểm tương lai, khi Cụm công nghiệp Phương Nam được hình thành và đi vào hoạt động, ngoài ra Phương Nam còn được hưởng rất nhiều từ các dự án đường giao thông chạy qua địa bàn như đường 10 làn, đường Yên Tử kéo dài …

Shoptel là gì? Ưu nhược điểm của shoptel

Shoptel là gì?

Có vẻ như khái niệm Shoptel là gì chưa được nhiều người biết đến, nhưng đây là một loại hình bất động sản đang phổ biến và xuất hiện ngày một nhiều hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt tại các khu trung tâm thương mại, du lịch lớn.

Shoptel là từ ghép gỡi Shop (Shopping) và Hotel, có nghĩa đây là mô hình kết hợp giữa dịch vụ kinh doanh và khách sạn, với tầng 1 là khu vực kinh doanh mặt hàng thương mại phục vụ trực tiếp các khách lưu trú ở các tầng trên.

Đặc điểm của shoptel

Shoptel thường được thiết kế 2-5 tầng các tầng trên là các phòng khách sạn nhỏ với mục đích cho thuê lưu trú, ở ngắn hạn cho khách du lịch.

Tầng 1 của shoptel được thiết kế cho mục đích kinh doanh, chủ sở hữu có thể khai thác để bán các mặt hàng phục vụ các khách hàng của mình.

Shoptel là loại hình còn mới nên có ít cạnh tranh hơn và thường được xây dựng ở những trung tâm du lịch lớn nên việc đầu tư sinh lời có tiềm năng rất lớn.

Điểm khác nhau giữa shophouse và shoptel

Shophouse là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh, các tầng trên được chủ sử dụng để ở và sinh hoạt, để so sánh về công năng sử dụng thì shoptel có nhiều điểm lợi thế hơn, có thể khai thác được tối đa diện tích, đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ thể kinh doanh.

Shoptel được thiết kế cho mục đích khai thác dịch vụ lưu trú, có thể hoạt động và mang lại lợi nhuận 24h/24h, chủ sở hữu shoptel không được khai thác để ở lâu dài.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình đầu tư Bất động sản Shoptel

Ưu điểm

Có vị trí thuận lợi và đắc địa, thường đường xây dựng tại những trung tâm du lịch lớn, nhu cầu lưu trú lớn nên việc khai thác shoptel được đánh giá cực kỳ tiềm năng trong tương lai.

Shoptel mới chỉ suất hiện trên bản đồ bất động sản Việt Nam thời gian gần đây nên số lượng đầu tư xây dựng chưa nhiều, mức cạnh tranh còn thấp.

Nằm trong khu vực được đầu tư xây dựng động bộ, cao cấp, giao thông thuận lợi nên rất hấp dẫn khách du lịch, có thể hoạt động 24/24 nên nguồn thu mang về là không giới hạn.

Nhược điểm

Vố đầu tư các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng sẽ rất lớn, với shoptel cũng thế, chi phí mua một căn hộ có thể lên tới 10 tỷ hoặc hơn.

Thời hạn sử dụng của Shoptel giới hạn 50 năm tính từ thời điểm người mua đầu tiên, nên khi quyết định đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngoài ra khi đầu tư shoptel cũng cần quan tâm tới nhiều yếu tố khác như vị trí tiềm năng phát triển du lịch có lớn không, lượng khách có đồng đều hoặc đảm bảo để khai thác hay không, mùa du lịch cần đẩy mạnh hoặc có chiến lược phù hợp …

Các yêu cầu khi khai thác Shoptel cần biết

Thời hạn sử dụng

Shoptel cũng như các mô hình bất động sản nghỉ dưỡng khác, được xây dựng trên đất của nhà nước giao, phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm, thời hạn sử dụng của shoptel là 50 năm cũng chính là thời gian nhà nước giao đất cho chủ đầu tư.

Cơ chế quản lý dân cư

Shoptel chỉ cho phép khai thác khách lưu trú, thời gian sử dụng có giới hạn và không được phép đăng ký tạm trú tại shoptel, ngoài ra còn khá nhiều quy chế trong việc khai thác, sử dụng shoptel được quy định, cần tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư.

Chuyển nhượng shoptel

Shoptel được sang nhượng, mua bán với những thủ tục mua bán như bình thường, với các điều lệ và chi phí theo quy định, chi phí chuyển nhượng là 2% và cần đóng thêm lệ phí trước bạn, các chi phí hồ sơ phát sinh khác.

Trên đây là một vài thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn Shoptel là gì, cần biết gì về loại hình bất động sản này, muốn đầu tư thêm về shoptel bạn nên tìm hiểu thêm những thông tin liên quan khác.

Phát mại tài sản ngân hàng là gì

Phát mại tài sản ngân hàng thế chấp là gì

Khi được hỏi thì đa số những người xung quanh đều chưa hiểu rõ khái niệm phát mại là gì, phát mại tại sản thế chấp là như thế nào, vậy cùng tìm hiểu rõ hơn về phát mại, hình thức cũng như thời gian của phát mại tài sản ngân hàng.

Phát mại là gì?

Các đơn vị cho vay vốn thế chấp tài sản như ngân hàng, công ty cho vay sẽ thực hiện phát mại tại sản của khách hàng khi những khách hàng này không thực hiện đúng thủ tục pháp luật quy định, cụ thể ở đây là không thanh toán khoản nợ phát sinh theo như hợp đồng đã ký kết trong thời gian quy định.

Theo điều 303 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của người mang tài sản thế chấp đi vay vốn ngân hàng hoặc các công ty cho vay là phải thanh toán khoản chi trả và thanh toán hợp đồng theo như đã thỏa thuận giữa hai bên (thời gian, chi phí, lãi suất …).

Phát mại tài sản ngân hàng là gì

Phát mại tài sản ngân hàng

Việc các ngân hàng phát mại tài sản thế chấp không quá xa lạ, vì có rất nhiều cá nhân, tổ chức không còn đủ khả năng chi trả cho khoản vay và vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay đã giao kết.

Trong các trường hợp người sở hữu tài sản cố tình không tự nguyện bàn giao tài sản thì ngân hàng hay các tổ chức cho vay thế chấp sẽ lựa chọn phương án khởi kiện ra tòa để giải quyết, trong trường hợp này các bên cho vay có đủ quyền lợi để khởi kiện và được pháp luật bảo vệ.

Các hình thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Khi người thế chấp không thực hiện đúng hoặc vi phạm các điều khoản hợp đồng giao kết hai bên thì ngân hàng sẽ thực hiện xử lý các tài sản trên bằng hình thức phát mại, hiện nay có một số phương pháp tổ chức pháp mại tài sản như dưới đây:

  • Đấu giá tài sản: Hình thức đấu giá tài sản phát mại được sử dụng nhiều nhất, ngân hàng sẽ tổ chức đấu giá công khai và nhiều người mua chủ động đấu giá để mua với mức giá mong muốn.
  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản: Trong trường hợp này bên nhận có quyền tự bán tài sản thế chấp, để bù đắp lại nghĩ vụ do bên vay không thực hiện được.
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm: theo thỏa thuận thì người nhận thế chấp sẽ nhận chính tài sản đó nếu bên vay không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong trường hợp tài sản thế chấp lớn hơn thì bên nhận cần thanh toán lại cho bên vay thế chấp và ngược lại.
  • Phương thức khác.

Các phương thức xử lý phát mại tài thế chấp, sản cầm cố được căn cứ theo Điều 303 Bộ luật dân sự 2015, khi tài sản được xử lý thành công, người trúng đấu giá hoặc người kế hữu sẽ được chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trên đây là các thông tin giúp bạn phần nào hiểu hơn phát mại tài sản ngân hàng là gì, cách xử lý tài sản thế chấp, cầm cố khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.

ke-bien-tai-san-la-gi

Kê biên tài sản là gì, kê biên quyền sử dụng đất

Có rất nhiều người chưa quan tâm hoặc chưa biết đến vấn đề kê biên tài sản thi hành án, nhiều khi dẫn tới các trường hợp mất tiền oan khi giao dịch phải các tài sản đang bị kê biên trong tố tụng hình sự hoặc dân sự, đặc biệt trong bất động sản các trường hợp kê biên quyền sử dụng đất không phải ít gặp, cần biết để tránh các trường hợp rủi ro.

Kê biên tài sản là gì?

Kê biên tài sản là hình thức cưỡng chế tài sản của cơ quan chức năng nhà nước với các tài sản có liên quan tới các trường hợp vi phạm pháp luật hình sự. Còn trong dân sự thì việc kê biên tài sản để ngăn chặn các hành vi trái pháp luật với tài sản đang trong quá trình giải quyết các vi phạm dân sự (chanh chấp, kiện tụng).

ke-bien-tai-san-la-gi

Các tài sản đang bị kê biên chờ thi hành án sẽ tạm thời không thể có giao dịch mua bán, sang nhượng hay cho tặng, các hành vi tẩu tán được coi là vi phạm pháp luật, các tài sản này cần chờ quyết định của cơ quan nhà nước.

Kê biên quyền sử dụng đất là gì

Quyền sử dụng đất được coi như là tải sản của các nhân, tổ chức nên sẽ bị kê biên đảm bảo thi hành án trong các trường hợp vi phạm có liên quan tới tài sản mà người vi phạm là chủ sở hữu, có quyền sử dụng một phần hoặc toàn phần với tài sản.

  • Khi kê biên quyền sử dụng đất, nếu trên đất có tài sản của người phải thi hành án gắn liền thì sẽ kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Các tài sản là quyền sử dụng đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án sẽ không được cho phép mua bán, sang nhượng, thay đổi hiện trạng … tất cả các hành vi trên nếu thực hiện đều vi phạm pháp luật

Kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định vệc kê biên tài sản đối với cá nhân như sau:

  • Chỉ kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng khi có đầy đủ căn cứ khẳng định tài sản của người phải thi hành án.
  • Chỉ kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp tài sản chung với người khác và đã xác định đượng phần tài sản, quyền tài sản của từng người.
  • Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:

  • Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
  • Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
  • Người chứng kiến.

Ai có quyền ra lệnh kê biên tài sản

Việc kê biên tài sản được những người có thẩm quyền ra lệnh, được quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Ngoài ra khi thực hiện kê biên tài sản cần có thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành án.

Trên đây là các thông tin kê biên tài sản là gì, kê biên quyền sử dụng đất và những quy định về kê biên tài sản trong tố tụng hình sự, khi giao dịch nhà đất bạn cần biết các thông tin trên để tránh những trường hợp rủi ro ngoài mong muốn.

 

đất dân dụng là gì

Đất dân dụng, đất ngoài dân dùng là gì?

Chúng ta đã từng nhắc tới các loại mục đích sử dụng đất đó là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, trong đó được phân ra rất nhiều các mục đích sử dụng đất khác nhau như đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất cây hằng năm, đất rừng, đất trồng lúa … vậy đất dân dụng là gì, đất ngoài dân dụng có những loại nào.

Đất dân dụng là gì

Khái niệm đất dân dụng được sử dụng cho biết là loại dất được sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động sinh sống của người dân, công trình đô thị, hạ tầng kỹ thuật, trong đó bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn.

Đất ở

Là đất phục vụ việc ở, sinh sống, các công trình xã hội (công trình cấp cơ sở) phục vụ nhu cầu thường xuyên của cộng đồng như trường học, trạm y tế, chợ,  công viên, cây xanh, hành lang an toàn.

Đất công trình dịch vụ – cộng đồng đô thị

Đất công trình dịch vụ phục vụ đời sống người dân bao gồm đất xây dựng chợ, trường học, bẹnh viện, trung tâm văn hóa … cũng là mộ trong những loại đất nằm trong đất dân dụng.

Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị

Cũng là đất dân dụng, đất hạ tâng kỹ thuật đô thị bao gồm các loại đất phục vụ cho việc xây dựng các công trình trong đô thị phục vụ dân sinh như đất giao thông, đất xây dựng hệ thông cấp thoát nước, đường điện, hành hang an toàn.

đất dân dụng là gì
default

Đất ngoài dân dụng là gì

Đất dân dụng có mục đích sử dụng xây dựng công trình nhà ở, đất nông nghiệp, đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống dân cư, công trình đô thị, đất ngoài dân dụng là đất sử dụng để xây dựng các công trình ngoài dân sinh.

Đất ngoài dân dụng xây dựng các công trình trung tâm chuyên ngành, khu an ninh quốc phòng, xây dựng các cơ quan ngoài đô thị.

  • Đất xây khu an nình quốc phòng
  • Đất xây khu kho tàng
  • Đất xây dựng các trung tâm chuyên ngành

Bạn có thể mua bán loại đất nào

Đất ngoài dân dụng dùng để xây dựng các công trình quốc gia, do nhà nước quản lý và sử dụng nên không thể mua bán và sử dụng vào các mục đích khác.

Đất dân dụng có thể mua bán trong các trường hợp là đất được nhà nước cấp quyền sử dụng, có thể kế tới như đất ở, đất trông cây, đất rừng, đất trồng lúa, giao dịch mua bán cần được nhà nước đồng ý và cấp phép.

Trên đây là một vài các thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn đất dân dụng là gì cũng như những loại đất ngoài dân dụng, theo dõi Đất Nền Uông Bí 24h để cập nhật các thông tin mới nhất về nhà đất Uông Bí và các thông tin BĐS liên quan.

 

môi giới bất động sản

Nghề môi giới hay “cò đất” là gì

Bất động sản là một ngành nghề đang rất được ưa chuộng, là một kênh đầu tư bền vững mang lại lợi nhuận cao và bất kể người nào cũng có thể trở thành nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Môi giới bất động sản là gì?

Nghề môi giới bất động sản có lịch sử từ rất lâu và xuất hiện ở những nước có nền kinh tế phát triển từ nhiều năm trước và hiện tại môi giới bất động sản là nghề được tính có thu nhập cao tại Việt Nam.

Hiểu đơn giản nghề môi giới bất động sản hay “cò đất” chính là trung gian giới thiệu, tiếp thị, tư vấn sản phẩm bất động sản, cung cấp các thông tin tới khách hàng qua những kênh như mạng xã hội, số điện thoại, tờ rơi …

Tại Việt Nam môi giới bất động sản là một nghề và được nhà nước công nhận, theo điều 3 luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho bên bán, bên mua, các bên chuyển nhượng, cho thuê … người làm môi giới bất động sản chuyên nghiệp cần có chứng chỉ công nhận hành nghề.

môi giới bất động sản

Cò đất là gì? Cò đất ăn bao nhiêu phần trăm

Môi giới bất động sản được nhiều người gọi với tên “cò đất”, điều này xuất phát từ nhiều thông tin khác nhau và có cách hiểu khác nhau, nhưng thực chất đó cũng chỉ là một công việc tư vấn, cung cấp thông tin, kết nối các bên với nhau tạo ra những giao dịch mua bán, sang nhượng, cho thuê thành công.

Nhiều người sử dụng khái niệm “cò đất” ý chỉ những cá nhân môi giới bất động sản nhưng làm việc không có tâm, tìm mọi cách để người mua có thể mua hàng và ăn hoa hồng, không quan tâm tới việc sản phẩm có phù hợp hay không, có vướng mắc vấn đề gì hay không, đôi khi còn kênh mức giá bán để “ăn tiền” cả từ người bán và người mua.

Thông thường thì “cò đất” hay môi giới bất động sản sẽ có phần trăm hoa hồng cho mỗi kết nối giao dịch thành công, có thể tính 1%, 2% hoặc mức tiền cụ thể tùy theo chủ bất động sản quy định.

cò đất là gì

Các hình thức môi giới nhà đất

Công ty môi giới

Bên bán sẽ làm hợp đồng và ký gửi các sản phẩm bất động sản cho công ty, thông thường sẽ có cam kết độc quyền, công ty môi gới sẽ chịu trách nhiệm môi giới sản phẩm qua các kênh truyền thông, marketing hoặc tư vấn trực tiếp những người mua hàng có nhu cầu trực tiếp tại  công ty.

Môi giới tự do

Đây là hình thức môi giới bất động sản phổ biến nhất, các môi giới có thể giới thiệu các sản phẩm của mình quanh khu vực, môi giới tự do chỉ cần có chứng chỉ hành nghề có thể tự do môi giới sản phẩm, kết nối người mua và người bán

Văn phòng môi giới

Các văn phòng bất động sản tại địa phương có dịch vụ môi gới, tư vấn bất động sản kèm theo các dịch vụ nhà đất khác như làm hồ sơ, xử lý hồ sơ, ký gửi … người mua và người bán có thể tìm tới các văn phòng môi giới để tham khảo các sản phẩm và có thể giao dịch trực tiếp.

Phí môi giới

Mỗi giao dịch mua bán, cho thuê thành công thì người môi giới sẽ nhận được phần hoa hồng theo thỏa thuận, thông thường phí hoa hồng cho một giao dịch mua bán nhà đất khoảng 1%-2%, với các hợp đồng thuê thì phí môi giới được tính 1-2 tháng tiền thuê.

Các thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề môi giới bất động sản, cũng như giúp giải đáp thắc mắc cò ất ăn bao nhiêu phần trăm mỗi giao dịch, liên hệ Đất Nền Uông Bí 24h để nhận các thông tin tư vấn bất động sản, mua bán nhà dất tại Uông Bí.

 

 

dat-luu-khong-la-gi

Đất lưu không là gì, có được cấp sổ đỏ không?

Đất lưu không là phần đất công cộng, thuộc hành lang giao thông, xăng dầu, đường điện do nhà nước quản lý và người dân có thể sử dụng trong một số trường hợp.

Đất lưu không là gì?

Đất lưu không là gì là câu hỏi cũng như khái niệm được sử dụng khá nhiều trong đời sống hằng ngày, khi sử dụng cũng như trong những giao dịch mua bán đất đai.

Đất lưu không là phần đất công cộng do nhà nước quản lý, có thể là hành lang an toàn giao thông, đê điều, thuộc hệ thống cấp thoát nước, chất thải, đường điện …

Đất lưu không trước nhà có thể được sử dụng cho mục đích cá nhân như làm hành lang đường đi, trồng cây, xây tường … được nhà nước cho phép và phần đất lưu không có thể được nhà nước thu hồi sử dụng bất cứ lúc nào.

Nếu tự ý sử dụng, lấn chiếm đất lưu không mà chưa có sự cho phép của cơ quản thẩm quyền là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị cưỡng chế bắt phá dỡ công trình và chịu phạt từ 300.000 vnđ – 800.000 vnđ.

dat-luu-khong-la-gi

Đất lưu không có những loại nào?

  • Hành lang giao thông
  • Hành lang thủy lợi, đê điều, ven sông hồ.
  • Hành lang an toàn lưới điện
  • Hành lang cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải.
  • Hành lang đường ống dẫn xăng dầu, cáp điện.

Đất lưu không có được cấp sổ đỏ

Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, câu trả lời là đất lưu không sẽ không có trong sổ đỏ, không được cấp sổ đỏ, phần đất này do nhà nước quản lý và sử dụng, người dân có thể sử dụng khi nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng tới.

Do phần đất lưu không không nằm trong sổ đỏ cũng như thuộc quyền sử dụng của nhà nước nên người dân sẽ không được phép xây dựng các công trình như nhà ở, nhà vườn …

dat-luu-khong-co-duoc-cap-so-do

Bạn có thể làm gì với đất lưu không trước nhà

Phần đất lưu không trước nhà là trường hợp khá hay gặp trong thực tế đời sống, có thể là hành làng đường giao thông, hành lang an toàn ven sông, đường cấp thoát nước, đường ống xăng dầu …

Người dân có thể sử dụng phần đất lưu không trước nhà để trồng cây lâu năm, hằng năm, bãi gửi xe … tuy nhiên cần tuân thủ quy định và được sự cho phép của nhà nước, nhà nước có thể thu hồi để sử dụng vào mục đích chung.

Phần đất lưu không trước nhà hoặc liền kề các nhà thì các hộ sẽ được phép tạm thời sử dụng sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và không nằm trong sổ đỏ, khi nhà nước thu hồi người dân sẽ không được bồi thường.

Trên đây là các khái niệm giúp bạn hiểu rõ hơn đất lưu không là gì cũng như việc sử dụng đất lưu không hợp lý, liên hệ Đất nền Uông Bí 24h để tìm hiểu đầu tư, mua bán đất tại Uông Bí và nhận nhiều thông tin hữu ích khác.

 

biet-thu-song-lap

Nhà liền kề, biệt thự liền kề là gì?

Nhà liền kề là mô hình nhà ở phổ biến hiện nay khi mà quỹ đất dành cho nhà ở ngày càng ít hơn, nhu cầu nhà ở nhiều hơn cùng với đó là yêu cầu về quy hoạch cộng đồng, kết cấu hạ tầng ngày càng được trú trọng thì nhà liền kề cho thấy nhiều giá trị của mình.

Nhà liền kề là gì?

Với sự phát triển của rất nhiều dự án nhà ở hiện nay trên cả nước thì khái niệm nhà liền kề không còn xa lạ, nhà liền kề là các căn nhà, căn hộ được xây dựng gần nhau theo cùng cấu trúc, màu sắc, kểu dáng … đảm bảo sự đồng bộ, sang trọng.

nha-lien-ke là gì

Điểm nổi bật của nhà liền kề

Nhà liền kề là nhờ ở được quy hoạch trong các khi đô thị, khu dân cư, dự án bất động sản nên sẽ có chung về kết cấu hạ tầng, cùng kiểu cấu trúc, số tầng, màu sắc, thiết kế … đem lại sự đồng bộ và bắt mắt cho đô thị.

Nhà liền kề nằm trong các quy hoạch đô thị hiện đại, khang trang, cơ sở hạ tầng, an ninh sẽ luôn được đảm bảo, vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát đem lại giá trị cuộc sống cao cho người ở.

Ngoài ra các quy hoạch đô thị còn có những khu vực tiện ích xung quanh như khu vui chơi, giải trí, công viên, phố đi bộ, các trung tâm mua sắm, ăn uống phục vụ và đảm bảo.

Nhà liền kề có kích thước vừa phải cho nhu cầu sinh sống của gia đình, diện tích từ 80-120m2 (5x15m, 5x20m), việc mua bán nhà liền kề trong các khu đô thị cũng nhanh chóng và luôn đảm bảo về tính pháp lý.

Biệt thự liền kề là gì?

Tương tự như khái niệm nhà liền kề, biệt thự liền kề cũng là những ngôi nhà ở được thiết kế đồng nhất về cấu trúc, bối cảnh, thiết kế, màu sắc, biệt thự liền kề thường có mai mặt thoáng trước và sau ngôi nhà.

Biệt thự song lập là gì

Là các nhà biệt thự liền kề thường được thiết kế hai mặt trước và sau ngôi nhà tiếp giáp với đường, về diện tích thì biệt thự song lập thường có diện tích từ 100-150m2 hai mặt tiền.

biet-thu-song-lap

Biệt thự đơn lập là gì?

Biệt thự đơn lập có diện tích lón hơn từ khoảng 250m2 và thiết kế nằm riêng trên một ô đất không tiếp giáp tường với nhà nào, biệt thự đơn lập có 4 mặt tiền được thiết kế là sân vườn, khu vui chơi, gara ô tô …

So sánh về thiết kế thì biệt thự đơn lập có thiế kế sang trọng, kiên cố, cầu kỳ với các không gian mở như vườn, gara … tuy nhiên và giá vốn thì biệt thự đơn lập có giá bán cao phug hợp với những gia đình thực sự có nhu cầu và kinh tế tốt.

Biệt thự liền kề có sổ đỏ không?

Nhà liền kề hay biệt thự liền kề đều được cấp sổ đỏ, người có nhu cầu có thể mua bán, sang nhượng như đất nền, nhà phố hay loại hình bất động sản khác, tuy nhiên cũng giống nhu khi giao dịch các bất động sản khác, mua bán nhà liền kề cũng cần quan tâm tới các vấn đề pháp lý, tiện ích, giá trị và giá tiền.

Trên đây là một vài khái niệm về loại hình bất động sản liền kề gồm nhà liền kề, bất động sản liền kề, liên hệ Đất nền Uông Bí 24h để tìm hiểu và mua bán đất tại Uông Bí Quảng Ninh.

 

KHU-TAI-DINH-CU-LA-GI

Khu tái định cư là gì? Mua đất tái định cư

Khái niệm nhà tái định cư hay khu tái định cư là gì được khá nhiều người quan tâm hiện nay, khi mà đi đôi với sự phát triển của địa phương, nhiều dự án mọc lên thì đồng nghĩa với việc sẽ có những khu tái định cư được xây dựng.

KHU-TAI-DINH-CU-LA-GI

Khu tái định cư là gì?

Khu tái định cư là khu vực dân cư mới được nhà nước phân chia và phát cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân nằm trong diện bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án, quy hoạch của nhà nước.

Đất tái định cư được nhà nước trao quyền sử dụng như đất thổ cư, chính vì thế người sử dụng đất có quyền sử dụng để xây nhà, sang nhượng, cho tặng … như bình thường.

Khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng thì sẽ phải bồi thường cho người dân theo giá trị đất hoặc có chính sách cấp đất tái định cư, tùy theo tình hình thực tế của thửa đất trước khi bị thu hồi sẽ có chính sách bồi thường hoặc cấp phát đất tái định cư khác nhau:

  • Đất có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà tái định cư.
  • Đất có chung nhiều quyền sử dụng sẽ được xem xét theo tình hình thực tế để cấp nhà, đất tái định cư.
  • Đất nằm trong khu vực hành lang an toàn.
  • Đất bị thu hồi do thuộc khu vực ô nhiễm ảnh hưởng tới tính mạng con người, đất có nguy cơ sạt lở, sụt lún, nhiều thiên tai gây ảnh hưởng tới đời sống cũng như tính mạng con người.

Nhà tái định cư là gì?

Tương tự như đất tái định cư thì nhà tái định cư chính là tài sản được nhà nước cấp cho các người trong diện bị thu hồi đất theo quy định, nhà tái định cư đã được nhà nước xây dựng sẵn theo tiêu chuẩn và đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Căn hộ tái định cư cũng vậy, là tài sản được nhà nước cấp cho người thuộc diện bị thu hồi đất nhưng hình thức là các căn hộ trong khu chung cư, có giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Nhà tái định cư là tài sản của người dân nên có thể được mua bán, sang nhượng, tuy nhiên cần tuân thủ theo các quy định của nhà nước và không nằm trong các trường hợp bị giải tỏa hay tranh chấp.

Có nên mua đất hay nhà tái định cư

Có nên mua đất trong khu tái định cư là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay, bởi vì nhà đất tái định cư xuất hiện khá nhiều và có nhiều trong các giao dịch mua bán, sang nhượng.

Nhà hay đất tái định cư là tài sản của người dân và có thể được mua bán như đất thổ cư bình thường nếu không vướng phải các trường hợp tranh chấp, giải tỏa, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Khi mua nhà đất hay căn hộ tái định cư thì cần biết tài sản đã có sổ đổ (sổ hồng) hay chưa, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, nếu có thì việc mua bán có thể giao dịch bình thường, người mua cũng cần tìm hiểu trước về vị trí, tiện ích, giá trị tiềm năng của ô đất có phù hợp hay không.

Khi mua đất tái định cư người mua hay người môi giới cần tìm hiểu kỹ các thông tin như vị trí, chất lượng của khu tái định cư, các tiện ích như đường xác, thoát nước, điện hay các khu y tế, trường học có thuận tiện hay không, để tránh mua phải những thửa đất ít có tiềm năng sinh lời hoặc giá trị sử dụng thấp.

Trên đây là một vài thông tin về khu tái định cư là gì cũng như nhà tái định cư, liên hệ Đất nền Uông Bí 24h nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bất động sản hay mua đất ở Uông Bí.

mat-so-do-co-lam-lai-duoc-khong

Mất sổ đỏ có làm lại được không?

Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là giấy được nhà nước cấp cho cá nhân, gia đình, tổ chức cho phép sử dụng thửa đất theo mục đích để ở và xây dựng nhà cửa.

Thực tế hiện nay do bất cẩn hoặc sự cố dẫn tới việc mất sổ đỏ mặc dù người dân vẫn có thể sử dụng đất với sự cho phép của nhà nước, tuy nhiên muốn mua bán, cho tặng thì cần phải giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mất sổ đỏ có làm lại được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

mat-so-do-co-lam-lai-duoc-khong

Mất sổ đỏ có làm lại được không?

Khi bị mất sổ đỏ thì người sử dụng không nên quá lo lắng, vì sổ đỏ không phải tài sản, không có giá trị với những người không được công nhận trong sổ, người khác cầm sổ của bạn sẽ không thể sử dụng, thế chấp, cầm cắm nếu chưa có sự cho phép của người đứng tên chủ sử dụng đất.

Sổ đỏ chỉ là giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất do nhà nước cấp cho người dân, do vậy khi làm mất thì hoàn toàn có quyền xin cấp lại sổ đỏ.

Khi làm mất sổ đỏ thì gia đình, cá nhân, tổ chức phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nới cấp về việc bị mất sổ đỏ, từ đỏ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở.

Khi làm mất sổ đỏ sẽ không phải khai báo với cơ quan công an mà cần khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy giấy xác nhận đã mất sổ, trong những trường hợp bất khả kháng mất sổ đỏ do thiên tai, cháy, ngập lụt phải có giấy xác nhận của Ủy Ban nhân dân về việc đó.

Thủ tục cấp lại sổ đỏ đã mất

Đầu tiên bạn cần khai báo việc đã mất sổ đỏ tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cấp sổ, tại đây sẽ được hướng dẫn làm xác nhận đã mất sổ đỏ và được niêm yết 30 ngày trước khi xử lý việc mất sổ đỏ.

Sau khi đã khai báo bị mất sổ đỏ tại Ủy ban Nhân dân xã và được niêm yết đã mất, sau 30 ngày người bị mất sổ nộp một bộ hồ sơ đề nghị được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, kiểm tra trích lục bản đồ địa chính của thửa đất và sau đó lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xử lý việc cấp lại giấy chứng nhận và hủy giấy báo mất sổ đỏ.

Nếu thấy thủ tục rườm rà và mất nhiều thời gian thì bạn có thể liên hệ các văn phòng bất động sản, công chứng có uy tín tại địa phương để được hỗ trợ các thủ tục, văn bản cần thiết trong việc đề nghị cấp lại sổ đỏ đã mất.

Mất sổ đỏ có sang tên được không

Là câu hỏi được nhiều người quan tâm, khi mất sổ đỏ liệu có sang tên được hay không và có cần các giấy tờ, thủ tục nào.

Một trong những yêu cầu khi mua bán chuyển nhượng đất đó là cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp tặng cho hoặc thừa kế và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do vậy nếu muốn sang nhượng nhà đất theo hình thức mua bán mà mất sổ đỏ thì cần nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại sổ đỏ trước, thời gian cấp lại sổ đỏ thường 10-20 ngày tùy trường hợp và địa phương.

Với các thông tin trên đây bạn đã biết việc mất sổ đỏ không quá lo lắng, không sợ người khác mang sổ của bạn đi cầm cố, bán cho người khác, thủ tục cấp lại sổ đó không quá phức tạp và không tốn nhiều thời gian.

Liên hệ văn phòng bất động sản Uông Bí để được hỗ trợ những thủ tục về nhà đất, sang nhượng, đo vẽ, kiểm tra quy hoạch chính xác, nhanh chóng nhất.