anh header

Phát mại tài sản ngân hàng thế chấp là gì

Khi được hỏi thì đa số những người xung quanh đều chưa hiểu rõ khái niệm phát mại là gì, phát mại tại sản thế chấp là như thế nào, vậy cùng tìm hiểu rõ hơn về phát mại, hình thức cũng như thời gian của phát mại tài sản ngân hàng.

Phát mại là gì?

Các đơn vị cho vay vốn thế chấp tài sản như ngân hàng, công ty cho vay sẽ thực hiện phát mại tại sản của khách hàng khi những khách hàng này không thực hiện đúng thủ tục pháp luật quy định, cụ thể ở đây là không thanh toán khoản nợ phát sinh theo như hợp đồng đã ký kết trong thời gian quy định.

Theo điều 303 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của người mang tài sản thế chấp đi vay vốn ngân hàng hoặc các công ty cho vay là phải thanh toán khoản chi trả và thanh toán hợp đồng theo như đã thỏa thuận giữa hai bên (thời gian, chi phí, lãi suất …).

Phát mại tài sản ngân hàng là gì

Phát mại tài sản ngân hàng

Việc các ngân hàng phát mại tài sản thế chấp không quá xa lạ, vì có rất nhiều cá nhân, tổ chức không còn đủ khả năng chi trả cho khoản vay và vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay đã giao kết.

Trong các trường hợp người sở hữu tài sản cố tình không tự nguyện bàn giao tài sản thì ngân hàng hay các tổ chức cho vay thế chấp sẽ lựa chọn phương án khởi kiện ra tòa để giải quyết, trong trường hợp này các bên cho vay có đủ quyền lợi để khởi kiện và được pháp luật bảo vệ.

Các hình thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Khi người thế chấp không thực hiện đúng hoặc vi phạm các điều khoản hợp đồng giao kết hai bên thì ngân hàng sẽ thực hiện xử lý các tài sản trên bằng hình thức phát mại, hiện nay có một số phương pháp tổ chức pháp mại tài sản như dưới đây:

  • Đấu giá tài sản: Hình thức đấu giá tài sản phát mại được sử dụng nhiều nhất, ngân hàng sẽ tổ chức đấu giá công khai và nhiều người mua chủ động đấu giá để mua với mức giá mong muốn.
  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản: Trong trường hợp này bên nhận có quyền tự bán tài sản thế chấp, để bù đắp lại nghĩ vụ do bên vay không thực hiện được.
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm: theo thỏa thuận thì người nhận thế chấp sẽ nhận chính tài sản đó nếu bên vay không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong trường hợp tài sản thế chấp lớn hơn thì bên nhận cần thanh toán lại cho bên vay thế chấp và ngược lại.
  • Phương thức khác.

Các phương thức xử lý phát mại tài thế chấp, sản cầm cố được căn cứ theo Điều 303 Bộ luật dân sự 2015, khi tài sản được xử lý thành công, người trúng đấu giá hoặc người kế hữu sẽ được chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trên đây là các thông tin giúp bạn phần nào hiểu hơn phát mại tài sản ngân hàng là gì, cách xử lý tài sản thế chấp, cầm cố khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *